[Giải đáp] Uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không?
Sử dụng thuốc lợi tiểu với mong muốn thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu, tăng bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể là cách hiệu quả để loại bỏ nước và muối thừa qua đường tiểu. Tuy nhiên, uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không lại là vấn đề khiến nhiều bệnh nhân lo lắng bởi hầu hết các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều. Để trả lời cho vấn đề này, chúng tôi đã tham khảo chuyên môn của Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh – Việt Sing Lê Văn Hốt và giải đáp ngay sau đây.
1. Thuốc lợi tiểu có tác dụng gì và sử dụng cho những trường hợp nào?
Để biết uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không, trước hết chúng ta hãy đi tìm hiểu tác dụng của nó cũng như đối tượng nào có thể sử dụng nó.
Theo bác sĩ Lê Văn Hốt, các loại thuốc lợi tiểu có công dụng chính là giúp thận thực hiện quá trình đào thải nước và muối dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Qua đó khiến cho các hệ thống tuần hoàn, khoảng gian bảo giảm được lượng nước thừa ra khỏi cơ thể để cơ thể đạt tỷ lệ bình thường nhờ đó nâng cao sức khoẻ.
Một số trường hợp đặc biệt thường được chỉ định dùng thuốc lợi tiểu có thể kể đến là
- Người đang mắc bệnh cao huyết áp: người bệnh bị cao huyết áp thường được chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải muối và nước ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Nhờ đó mà áp lực lên các động mạch sẽ giảm xuống và đưa huyết áp trở về mức an toàn
- Bệnh nhân suy tim, xơ gan và bệnh thận: như đã nói, thuốc lợi tiểu khiến thận bài tiết nhiều muối và nước hơn khiên cơ thể buộc phải lấy nước từ các mạch máu để cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể. Nhờ vậy mà các mạch máu được giảm bớt áp lực và giúp ích trong việc đào thải nước và dịch thận quá tải với những bệnh nhân mắc chứng suy thận
- Bệnh nhân sử dụng quá liều hoặc bị ngộ độc thuốc chống viêm: thuốc lợi tiểu có thể khiến nước tiểu có tính kiềm nên có khả năng bài tiết được các chất aspirin (có trong thuốc chống viêm) ra khỏi cơ thể
- Người mắc chứng rối loạn ăn uống hoặc bị tăng cân cũng có thể sử dụng thuốc lợi tiểu để chữa bệnh
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Phân loại các loại thuốc lợi tiểu phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc lợi tiểu, mỗi loại sẽ có chỉ định về liều lượng sử dụng khác nhau. Dựa vào đó ta có thể biết được uống thuốc lợi tiểu nhiều ( bệnh nam khoa ) có sao không. Một vài loại thuốc lợi tiểu phổ biến người bệnh có thể tham khảo dưới đây:
Thuốc lợi tiểu thuộc nhóm thẩm thấu
Ở nhóm này, loại thuốc thường được sử dụng là Manitol với liều lượng từ 5%, 10%, 20% hoặc 30%. Nhóm thuốc này có khả năng tan trong máu và được lọc tự do ở cầu thận cũng như ít bị tái hấp thu ở ống thận. Do vậy, nhóm thuốc này thường được chỉ định cho các bệnh nhân điều trị chứng suy thận cấp giai đoạn đầu hoặc một số trường hợp phẫu thuật giảm phủ não.
Thuốc lợi tiểu nhóm ức chế carbonic anhydrase (C.A)
Các loại thuốc thường được sử dụng ở nhóm này bao gồm Fonurit, Methazolamide, Acetazolamid,…Thuốc hoạt động trên thận với khả năng tăng thể tích nước tiểu cũng như kiềm hoá nước tiểu và làm bài tiết acid. Do vậy, thuốc thường được chỉ định để điều trị hiện tượng phù do tim.
Thuốc lợi tiểu nhóm tiểu quai
Phổ biến ở nhóm này là Lasix, Edencrin, Bumex, và Trofurit,…Đây được đánh giá là nhóm thuốc lợi tiểu mạnh nhất so với các loại thường dùng khác nên thường được sử dụng khi cần lợi tiểu nhiều, bệnh nhân suy tim nặng hoặc phù phổi.
Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid
Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide hay Methyl Chlorothiazide,…là các loại phổ biến trong nhóm này. Nhóm thuốc này sẽ khiến quá trình đào thải nước tiểu diễn ra vừa phải, có tác dụng giãn mạch cũng như làm giảm nồng độ Calci. Thuốc nhóm này thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ hoặc chữa phù do tim, gan, thận,…
3. Vậy uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không?
Các loại thuốc lợi tiểu thường rất dễ mua và không cần kê đơn của bác sĩ dẫn đến nhiều bệnh nhân mua và sử dụng sai liều lượng chỉ định. Do vậy uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không thì câu trả lời là có, nhất là thường xuyên uống quá liều lượng.
Khi uống quá liều lượng, người bệnh rất dễ gặp các tác dụng phụ sau
- Rối loạn nước, điện giải: sử dụng thuốc lợi tiểu quá nhiều có thể làm giảm natri, tăng hoặc giảm kali quá mức cũng như hạ canxi và magie trong máu. Các chất này có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, nhất là hệ thần kinh – cơ. Khi rối loạn các chất này có thể dẫn đến yếu cơ, tê, chân tay hay rối loạn nhịp tim, hôn mê, co giật hoặc thậm chí là tử vong
- Gây tăng đường máu: đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, sử dụng quá nhiều thuốc lợi tiểu có thể gây tăng đường trong máu và làm tình trạng tiểu đường nặng thêm. Với người khoẻ mạnh hoặc có mức đường huyết gần chạm mức tiền đái tháo đường nhưng chưa phát hiện, nếu uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc rối loạn các chất điênj giải, tăng huyết áp dẫn đến hôn mê
- Làm tăng lượng acid uric trong máu: dùng quá nhiều thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến tác dụng phụ là khởi phát cơn gout cấp ở những bệnh nhân có tiền sử bị gout
- Dẫn đến ù tai hoặc điếc không hồi phục: nếu sử dụng thuốc lợi tiểu nhóm tiểu quai furosemid liều cao ở người già hoặc người có tình trạng mất nước, suy thận hay uống kết hợp với thuốc kháng sinh aminoglycosid có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh số VIII dẫn đến điếc không hồi phục.
Bác sĩ chia sẻ
Bác sĩ Hốt cũng cho biết thêm, thuốc lợi tiểu nếu sử dụng đúng liều đúng trường hợp thì sẽ rất tốt. Chính vì vậy, nếu đang sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh lý, bệnh nhân hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước về liều lượng dùng để tránh các tác dụng phụ kể trên. Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing hiện vẫn đang triển khai hệ thống tư vấn trực tuyến qua hotline 0222.730.2022, vì vậy nếu có vấn đề cần tham khảo ý kiến hay các câu hỏi cần giải đáp bạn cũng có thể liên hệ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi uống thuốc lợi tiểu nhiều có sao không? Nếu vẫn còn băn khoăn hay các vấn đề khác cần giải đáp sớm, vui lòng liên hệ theo hotline 0222.730.2022 để được tư vấn nhé!
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.