Viêm niệu đạo cấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh thế nào?
Viêm niệu đạo cấp là gì? – Đây là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo – ống dẫn tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Viêm niệu đạo cấp thường do nhiều nguyên nhân và gây ra triệu chứng như đau, rát, ngứa khi tiểu,.. Viêm niệu đạo cấp cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm vùng chậu, viêm tinh hoàn, vô sinh. Cùng các bác sĩ Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh – Việt Sing tìm hiểu về bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu về viêm niệu đạo cấp và triệu chứng của bệnh
Viêm niệu đạo cấp là gì? – Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo – cơ quan hình ống nối từ bàng quang đến lỗ tiểu có chức năng dẫn truyền nước tiểu để bài tiết ra ngoài cơ thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Viêm niệu đạo cấp là giai đoạn cơ thể mới bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh tại niệu đạo, thời gian 15 ngày khi cơ thể bắt đầu có các triệu chứng được cho là giai đoạn viêm niệu đạo cấp tính.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm niệu đạo cấp là:
- Ngứa, đau và sưng rát bộ phận sinh dục, dịch âm đạo màu xanh, trắng; dương vật tiết ra dịch có mùi hôi.
- Tiểu rát buốt và đôi khi xuất hiện máu trong nước tiểu, tần suất đi tiểu tăng và gặp nhiều khó khăn khi tiểu tiện.
- Cảm giác đau đớn ở bộ phận sinh dục: đau khi quan hệ, đau khi va chạm, mặc đồ chật và đau khi tiểu tiện.
- Một số triệu chứng khác có thể gặp là tiểu ra mủ, sốt cao, thân nhiệt tăng, luôn cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo cấp là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm niệu đạo cấp là gì – bệnh nam khoa được phân loại là viêm niệu đạo do các vi khuẩn lây qua đường tình dục và viêm niệu đạo do các nguyên nhân khác:
Viêm niệu đạo sẽ có nguyên nhân quan hệ tình dục không lành mạnh, gây bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hay có tên gọi khác là Gonococcus, hoặc Gonococci là một loài vi khuẩn Gram âm, lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh lậu. Một số vi khuẩn khác như Chlamydia, Trichomonas cũng lây nhiễm qua đường tình dục – quan hệ không an toàn và là nguyên nhân chính gây ra viêm niệu đạo ở cả hai phái.
Ngoài ra có một số nguyên nhân chủ quan như là:
- Vệ sinh không đúng cách: Thói quen lau từ sau ra trước khiến cho các vi khuẩn ở hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo hoặc lỗ sáo dương vật và di chuyển gây bệnh tại niệu đạo.
- Các bệnh lý như viêm vùng chậu, viêm bàng quang, viêm tiết niệu không được điều trị có thể gây ra viêm niệu đạo.
- Các bệnh lý tại vùng sinh dục như viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn (ở nam) và viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm lộ tuyến (ở nữ),..
3. Viêm niệu đạo cấp có tự khỏi được không?
Bệnh lý viêm niệu đạo cấp là gì không thể tự khỏi, bệnh sau khi gây ra các triệu chứng mà không được can thiệp điều trị sẽ tự động chuyển sang giai đoạn mãn tính – chuyển biến khó lường và khó khỏi bệnh hơn (kể cả có tham gia điều trị).
Không chỉ gây ra viêm niệu đạo mãn tính mà bệnh còn ảnh hưởng đến chức năng bài tiết, vi khuẩn ở niệu đạo bùng phát và gây bệnh cho toàn bộ bàng quang, niệu quản, thận, bộ phận sinh sản và hậu quả là suy giảm chức năng sinh sản – gia tăng nguy cơ vô sinh hiếm muộn ở cả hai giới. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn vi khuẩn tại niệu đạo có thể xâm nhập vào trong máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu – nếu không được cấp cứu kịp thời có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân.
4. Cách chữa viêm niệu đạo cấp tính như thế nào?
Trước hết, để có phương án điều trị viêm niệu đạo cấp là gì người bệnh cần được thăm khám. Để chẩn đoán viêm niệu đạo cấp, bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi bệnh sử, lấy mẫu dịch niệu đạo để xét nghiệm vi khuẩn, xét nghiệm máu để đo nồng độ PSA (chỉ số ung thư tuyến tiền liệt), siêu âm để đánh giá tình trạng niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt,…
Chữa bệnh bằng thảo dược tại nhà
Một số phương pháp điều trị viêm niệu đạo tại nhà có thể được tham khảo như
- Nước muối loãng: Nước muối loãng có tác dụng khử trùng, làm sạch và giảm viêm cho niệu đạo. Bệnh nhân có thể pha 1 thìa muối với 1 lít nước ấm, rồi dùng nước này để rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày.
- Giấm táo: Giấm táo có tính axit, có thể diệt khuẩn và cân bằng độ pH cho niệu đạo. Bệnh nhân có thể pha 2 thìa giấm táo với 1 ly nước ấm, rồi uống 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc có thể pha 1 thìa giấm táo với 2 ly nước ấm, rồi dùng nước này để rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày.
- Cây mã đề: Cây mã đề có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, làm dịu niệu đạo. Bệnh nhân có thể lấy 10-15 lá mã đề, rửa sạch, cho vào nồi nước sôi khoảng 15 phút, rồi để nguội. Sau đó, uống nước này 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc có thể dùng nước này để rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày.
- Lá trầu không: Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết thương. Bệnh nhân có thể lấy 10-15 lá trầu không, rửa sạch, cho vào nồi nước sôi khoảng 15 phút, rồi để nguội. Sau đó, dùng nước này để rửa vùng kín 2-3 lần mỗi ngày.
LƯU Ý
Các thảo dược tự nhiên không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh để người bệnh bớt cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, việc sử dụng các loại thảo dược không có nghiên cứu khoa học có nguy cơ dị ứng, ngộ độc rất cao nên người bệnh phải rất cẩn thận khi áp dụng cách làm này.
Chữa bệnh bằng kháng sinh Tây y
Để điều trị viêm niệu đạo cấp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh, thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cần uống nhiều nước, tránh quan hệ tình dục, giữ vệ sinh vùng kín, ăn uống lành mạnh, hạn chế cà phê, rượu, bia, thức ăn cay nóng.
Thực hiện thủ thuật sóng tiêu viêm
Là phương pháp hỗ trợ tiêu viêm để đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh cũng như hạn chế tỷ lệ tái phát của bệnh. Phương pháp sử dụng sóng tiêu viêm chỉ có tại Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing và đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Các phản hồi sau khi áp dụng hệ thống tiêu viêm là:
- Thời gian thủ thuật và hồi phục nhanh hơn đáng kể
- Các triệu chứng biến mất hoàn toàn chỉ sau 1 tuần điều trị
- Đến 95% bệnh nhân không bị tái phát các triệu chứng (tỷ lệ kiểm chứng sau 6 tháng điều trị)
5. Phòng tránh viêm niệu đạo không khó – lời khuyên từ chuyên gia
Một lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ là tiêu chuẩn để bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý của con người hiện đại. Các chuyên gia đưa ra 5 lưu ý để phòng tránh viêm niệu đạo như sau:
- Tình dục an toàn: Sử dụng các biện pháp bảo vệ và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Thực phẩm an toàn: Các chất kích thích sẽ không có trong thực đơn của một người khỏe mạnh.
- Vệ sinh sạch sẽ: Sử dụng loại dung dịch vệ sinh vùng kín phù hợp để giữ gìn sức khỏe sinh sản – tiết niệu.
- Trang phục thoáng mát, rộng rãi và thoải mái làm giảm tỉ lệ tích tụ vi khuẩn tại vùng kín.
- Vận động đều đặn: Để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Viêm niệu đạo cấp là gì? Nguyên nhân triệu chứng, cách chữa và phòng tránh đã được chúng tôi cung cấp thông tin ở bài viết trên. Nếu có nhu cầu thăm khám vui lòng liên hệ tới tổng đài 0222.730.2022 để được hỗ trợ 24/7 tất cả các ngày (kể cả thứ 7, chủ nhật, lễ Tết).
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.