Tiểu rắt nhiều lần và 5 thông tin quan trọng cần phải biết
- 1. Thông tin 1: nguyên nhân gây tiểu rắt là gì?
- 2. Thông tin 2: các triệu chứng đi kèm tiểu rắt cần chú ý
- 3. Thông tin 3: chẩn đoán các bệnh lý gây tiểu rắt như thế nào?
- 4. Thông tin 4: có rất nhiều hướng điều trị tiểu rắt nhiều lần có thể áp dụng
- 5. Thông tin 5: muốn điều trị tiểu rắt hiệu quả còn phải lựa chọn đúng cơ sở y tế
Tiểu rắt nhiều lần là tình trạng đi tiểu nhiều hơn so với tần suất trung bình ở người trưởng thành. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, diễn ra vào cả ban ngày lẫn ban đêm khiến người gặp phải gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân, triệu chứng đi kèm cũng như hướng điều trị của tình trạng này như thế nào? Cùng bác sĩ Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh – Việt Sing theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Thông tin 1: nguyên nhân gây tiểu rắt là gì?
Như đã nói, tiểu rắt nhiều lần là tình trạng đi tiểu nhiều hơn so với tần suất trung bình ở người trưởng thành. Tần suất đi tiểu trung bình ở người trưởng thành thường là 6-8 lần/ ngày, nhiều nhất 1 lần vào ban đêm. Đối với người đang bị tiểu rắt, con số này sẽ dao động cao hơn hẳn, khoảng từ 10-12 lần/ ngày và ban đêm có thể đi từ 2-3 lần. Lý giải cho hiện tượng này, có rất nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân bao gồm:
Nguyên nhân bệnh lý
- Viêm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu rắt, tiểu buốt. Viêm đường tiết niệu có thể do vi khuẩn, virus, nấm gây ra. Viêm đường tiết niệu thường kèm theo các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu ra máu,…
- Sỏi đường tiết niệu: Sỏi đường tiết niệu là những khối khoáng chất cứng hình thành trong hệ tiết niệu. Sỏi đường tiết niệu có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, dẫn đến tiểu rắt nhiều lần.
- U đường tiết niệu: U đường tiết niệu là những khối u lành tính hoặc ác tính phát triển trong hệ tiết niệu. U đường tiết niệu có thể chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang bị kích thích, tăng tần suất co bóp dẫn đến tiểu rắt nhiều lần.
- Bệnh lý thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng,… có thể gây rối loạn chức năng bàng quang, dẫn đến tiểu rắt nhiều lần.
- Bệnh lý tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt tăng kích thước quá mức cho phép khiến cho tuyến tiền liệt chèn ép lên niệu đạo dẫn đến tiểu rắt nhiều lần.
Nguyên nhân không do bệnh lý
- Uống nhiều nước, đồ uống lợi tiểu: Uống nhiều nước, đồ uống lợi tiểu như cà phê, trà, rượu bia,… có thể làm tăng lượng nước tiểu cần được thải ra ngoài cũng như kích thích lợi tiểu dẫn đến tiểu rắt nhiều lần.
- Tập thể dục, lao động quá sức: Tập thể dục, lao động quá sức có thể khiến cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt, dẫn đến cơ thể cần bù nước cũng như thải ra nhiều nước hơn. Uống nhiều nước trong quá trình thể thao, lượng nước nạp vào chưa được bài tiết hết qua tuyến mồ hôi sẽ được thải ra ngoài qua đường tiểu
- Thay đổi hormone: Phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh,… có thể bị thay đổi hormone, dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang, gây tiểu rắt nhiều lần.
- Căng thẳng, stress, lo lắng: Căng thẳng, stress, lo lắng có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích. Qua đó, bàng quang bị các cơ quan thần kinh kích thích co bóp gây buồn tiểu dù lượng nước tiểu không nhiều gây tiểu rắt nhiều lần.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Thông tin 2: các triệu chứng đi kèm tiểu rắt cần chú ý
Thông thường, triệu chứng tiểu rắt nhiều lần ( bệnh nam khoa ) rất ít khi xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm các triệu chứng khác. Các triệu chứng này thường là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm, vì vậy người bệnh cần đặc biệt chú ý khi thấy các triệu chứng sau:
- Khi tiểu, vùng kín có cảm giác đau buốt, nóng rát, xuất hiện tình trạng són tiểu hoặc tiểu không hết
- Quan sát kĩ nước tiểu thấy nước tiểu đậm màu, có mủ hoặc máu và nặng mùi
- Đau tức vùng hạ vị, lan dần lên vùng bụng dưới, đau lưng
- Đối với nam giới, cảm giác đau còn xuất hiện khi xuất tinh
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng kể trên, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và nghe bác sĩ tư vấn chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.
3. Thông tin 3: chẩn đoán các bệnh lý gây tiểu rắt như thế nào?
Hầu hết các bệnh lý gây tiểu rắt nhiều lần đều có những triệu chứng tương tự nhau nên rất khó để biết chính xác trường hợp này do bệnh lý nào gây ra. Vì vậy, xét nghiệm là phương pháp chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất. Một số loại xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu: xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản được thực hiện để chẩn đoán các bệnh lý gây tiểu rắt. Xét nghiệm này giúp phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, như bạch cầu, vi khuẩn,…có trong nước tiểu
- Siêu âm hệ tiết niệu: siêu âm hệ tiết niệu giúp đánh giá cấu trúc và chức năng của hệ tiết niệu. Siêu âm có thể giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh của hệ tiết niệu và phát hiện được các bệnh lý như sỏi đường tiết niệu, u đường tiết niệu,…
- Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh lý toàn thân có thể gây tiểu rắt như bệnh tiểu đường, bệnh thận,…dựa vào các chỉ số trong máu
Ngoài các xét nghiệm trên, tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt, như:
- Xét nghiệm kháng sinh đồ: Xét nghiệm này giúp xác định chính xác loại vi khuẩn gây viêm nhiễm để xác định loại kháng sinh phù hợp trong điều trị.
- Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm này giúp phát hiện ung thư tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm điện não đồ: Xét nghiệm này giúp phát hiện các rối loạn thần kinh có thể gây tiểu rắt.
4. Thông tin 4: có rất nhiều hướng điều trị tiểu rắt nhiều lần có thể áp dụng
Hiện nay, để điều trị tiểu rắt nhiều lần, các chuyên gia đã gợi ý 2 hướng điều trị được cho là phù hợp nhất.
Điều trị theo triệu chứng
Nếu tiểu rắt nhiều lần nhưng không có nguyên nhân bệnh lý rõ ràng, người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc cải thiện triệu chứng như:
- Thuốc chống co thắt bàng quang: Thuốc này giúp giảm tần suất đi tiểu và cảm giác buồn tiểu khẩn cấp.
- Thuốc alpha-blocker: Thuốc này giúp giảm áp lực lên bàng quang, giúp bàng quang co bóp bình thường nhờ đó hạn chế cơn buồn tiểu.
- Thuốc kháng cholinergic: Tương tự alpha-blocker, thuốc này giúp giảm hoạt động của bàng quang nên hạn chế số lần đi tiểu trong ngày.
Điều trị theo bệnh lý
Nếu tiểu rắt nhiều lần là do các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu gây ra, bác sĩ sẽ điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ:
- Viêm đường tiết niệu: có thể sử dụng thuốc kháng sinh nhóm quinolone, cephalosporin,…
- Sỏi đường tiết niệu: bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc làm tan sỏi hoặc phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể
5. Thông tin 5: muốn điều trị tiểu rắt hiệu quả còn phải lựa chọn đúng cơ sở y tế
Thực tế là, để kết quả điều trị tiểu rắt nhiều lần đạt kết quả khả quan nhất, ngoài điều trị đúng nguyên nhân, đúng phương pháp thì cơ sở y tế tham gia điều trị đóng vai trò không hề nhỏ.
Điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, người bệnh sẽ được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giúp bệnh mau khỏi. Ngoài ra, tại các cơ sở uy tín, người bệnh sẽ không phải chịu cảnh “chèo kéo” phải mua thêm nhiều loại thuốc hay phải trả quá nhiều phí dịch vụ phát sinh không biết từ đâu ra khiến cho chi phí điều trị bị “độn” lên hàng chục triệu đồng.
Vì vậy, nếu không may bị tiểu rắt nhiều lần nhưng không biết điều trị ở đâu, bạn có thể tham khảo Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing. Đây là phòng khám đã có giấy chứng nhận hoạt động hợp pháp được cấp bởi Sở y tế cũng như là nơi làm việc của đội ngũ nhân viên, bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong nghề. Phòng khám cũng luôn cập nhật các phương pháp chữa bệnh mới nhất, hiện đại nhất để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tiểu rắt nhiều lần mà chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn. Hãy liên hệ đến hotline 0222.730.2022 của chúng tôi để đặt lịch khám hoặc giải đáp các câu hỏi liên quan đến triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu,…một cách nhanh chóng nhé.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.