Bị đi tiểu buốt là do bệnh gì, có nguy hiểm không, chữa bằng cách nào?
Đi tiểu buốt là khi bạn có cảm giác đau nhói, buốt như kim châm trước/sau/trong khi đi vệ sinh và tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi giới tính và lứa tuổi, ai ai cũng có thể bị tiểu buốt. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn khoa học, thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra chứng tiểu buốt là bệnh gì, biến chứng nếu không điều trị có thể nguy hiểm đến mức nào và cách chữa trị. Cùng các bác sĩ chuyên khoa tại Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing Bắc Ninh giải đáp thắc mắc ngay sau đây.
1. Tại sao một người bị tiểu buốt?
Đi tiểu buốt chủ yếu do sự kích thích của cổ bàng quang, niệu đạo và đáy chậu. Hiện tượng này có thể xảy ra với mọi người trong mọi lứa tuổi, giới tính. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ – có thể coi là nhóm đối tượng có khả năng bị tiểu buốt cao hơn và khó điều trị khỏi hẳn hơn:
- Do gen di truyền: Người có tiền sử gia đình bị các vấn đề về tiết niệu sẽ dễ bị tiểu buốt hơn.
- Do đặc trưng giới tính: Do cấu tạo sinh lý vùng kín nữ giới hở nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm dẫn tới bệnh lý có triệu chứng tiểu buốt hơn gấp 3 lần so với nam giới.
- Do tuổi tác và lão hoá: Càng lớn tuổi thì người trung – cao niên càng dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến việc đại – tiểu tiện như thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu gấp, són tiểu do chức năng của bàng quang bị duy giảm không thể chứa được lượng lớn nước tiểu như lúc còn trẻ.
- Người từng can thiệp các thủ thuật đặt ống dẫn tiểu, phẫu thuật tiết niệu như thận, bàng quang, niệu đạo cũng có nguy cơ dễ bị nhiễm trùng, dễ bị đau rát khi đi tiểu.
- Sự tăng giảm – rối loạn nội tiết tố của phụ nữ khi mang thai, mãn kinh hay sử dụng các loại thực phẩm bổ sung nội tiết tố chưa phù hợp.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Nam và nữ giới tiểu buốt là bị bệnh gì?
Đi tiểu buốt ở nam và nữ về cơ bản giống nhau về triệu chứng cùng là cảm giác khó chịu, sưng nóng và đau rát đi đi vệ sinh nhưng do cấu trúc sinh lý cơ thể và các cơ quan sinh dục khác nhau nên tiểu buốt ở nam và nữ có thể do các bệnh lý khác nhau.
Nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ giới
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Do cấu trúc niệu đạo ngắn chỉ bằng ⅓ nam giới nên chị em dễ bị nhiễm khuẩn và lây lan gây ra các triệu chứng đặc trưng của viêm đường tiết niệu là tiểu buốt ( bệnh nam khoa ), tiểu rắt, tiểu lắt nhắt nhiều lần một ngày.
Sỏi thận
Những người có thói quen nhịn tiểu, tiểu không hết thì lượng nước tiểu còn đọng lại trong bàng quang, thận sẽ bắt đầu đọng lại cặn, hình thành các viên sỏi lớn nhỏ. Khi các viên sỏi đạt đến một kích thước nhất định bắt đầu va đập vào niêm mạc và gây ra hiện tượng tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu ra mủ,…
Viêm âm đạo
Viêm âm đạo do nấm Candida – một loại nấm tốt có vai trò cân bằng môi trường âm đạo của phụ nữ nhưng phát triển quá mức để chống chọi với vi khuẩn vô tình khiến âm đạo bị nhiễm nấm gây ra hiện tượng tiểu đau buốt khi đi vệ sinh ở nữ giới. Viêm âm đạo do nấm cũng là căn bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới và không xa lạ với các chị em trong độ tuổi từ 20 – 50.
Bệnh lậu
Ở nữ giới, chỉ sau 3 – 5 ngày bị nhiễm virus chị em đã bắt đầu có các triệu chứng bất thường về tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu nhiều lần, khí hư thay đổi về màu và mùi, lưng hông đau âm ỉ.
Các nguyên nhân khác
Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước, mãn kinh, mang thai ở nữ giới là các nguyên nhân sinh lý gây ra tình trạng tiểu buốt. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng trà, cà phê, đồ uống có cồn và thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể.
Lúc này, bạn cần thay đổi và hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trên. Với các thói quen thì nên sinh hoạt lành mạnh lại là có thể cải thiện được. Nếu bạn đang mang thai mà bị tiểu buốt kéo dài gây bất tiện thì cần liên hệ bác sĩ Sản khoa để được tư vấn phương án cải thiện.
Triệu chứng tiểu buốt ở nam do bệnh gì?
Viêm niệu đạo do bệnh lậu
Bệnh lậu là một trong số các bệnh xã hội lây truyền qua đường tình dục tuy không nguy hiểm đến tính mạng, không gây chết người nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, sinh hoạt và mối quan hệ xã hội của người bệnh.
Triệu chứng tiểu buốt ở nam giới có thể là bị viêm niệu đạo do bệnh lậu gây ra, nếu có quan hệ với người có nguy cơ bị bệnh lậu mà nhận thấy triệu chứng tiểu buốt thì lời khuyên cho bạn là đi xét nghiệm bệnh sớm để điều trị hiệu quả.
Viêm bàng quang
Nhiễm trùng bàng quang là tình trạng vi khuẩn xâm nhập tại cơ quan này gây bệnh và gây ra các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần mỗi lần rất ít, luôn có cảm giác buồn tiểu, đau vùng bọng đái và lưng hông. Biến chứng của viêm bàng quang có thể là sỏi bàng quang, ung thư bàng quang nếu không được điều trị sớm và đúng cách.
Viêm, phì đại tuyến tiền liệt
Tiền liệt tuyến là một tuyến chỉ có ở nam giới và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phóng tinh và thụ thai tự nhiên. Khi tiền liệt tuyến bị viêm đồng thời chức năng sinh lý và sinh sản của anh em đang bị suy yếu. Cùng với đó người bệnh bị viêm – phì đại tiền liệt tuyến có dấu hiệu tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần do sự chèn ép của tuyến tiền liệt vào niệu đạo và bàng quang,…
3. Chẩn đoán đi tiểu buốt ở nam và nữ giới
Khi gặp tình trạng đi tiểu buốt kéo dài hơn 3 ngày và gây bất tiện cho sinh hoạt cũng như cuộc sống của mình, đồng thời có thể kèm theo một hoặc một số các triệu chứng dưới đây thì 100% anh chị em cô chú bác cần được chẩn đoán ra nguyên nhân và điều trị đúng cách, hiệu quả:
- Tiểu nhiều lần, đi tiểu đêm, tiểu ngập ngừng do quá đau.
- Cảm giác tiểu không hết và luôn bứt rứt phần bụng dưới – bàng quang.
- Tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ, nước tiểu có nhiều bọt.
- Màu sắc nước tiểu thay đổi thành nâu đậm, vàng đậm, da cam, hồng và mùi khai nồng.
- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, hơi sốt vào lúc chiều muộn.
Cụ thể, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng để khai thác đặc điểm các triệu chứng sau đó thu thập mẫu nước tiểu, mẫu máu tuỳ theo mức độ và dấu hiệu trong thời gian vừa qua. Các mẫu bệnh phẩm sau đó sẽ được đưa đi xét nghiệm và sau 15 phút đến 1 tiếng là bạn có thể nhận được kết quả và gặp bác sĩ để được nghe bác sĩ kết luận trao đổi về bệnh lý và phương pháp điều trị phù hợp.
4. Các cách phòng tránh tiểu buốt hiệu quả bác sĩ khuyên dùng
Đi tiểu buốt chủ yếu xuất hiện do các vấn đề về bàng quang và niệu đạo, thận. Chính vì vậy để phòng ngừa tiểu buốt thì nguyên tắc là giảm áp lực lên thận, bàng quang, niệu đạo bằng cách:
- Uống đủ nước, nước lọc và chú ý tới nhiệt độ nước (hạn chế uống nước lạnh)
- Hạn chế sử dụng trà, cà phê, đồ uống có cồn, có chất bảo quản hoặc quá nhiều đường,…
- Thực đơn cố gắng tăng lượng rau xanh, chất xơ và củ quả và chỉ nên ăn vừa đạm – giảm áp lực cho hệ bài tiết như dạ dày, thận và dễ dàng khi đại tiện.
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng ít phút mỗi ngày để các cơ quan hoạt động mạnh mẽ và trơn tru hơn.
Những thông tin về nguyên nhân, cách chữa khi bị đi tiểu buốt đã được cung cấp trong bài viết trên. Mọi nhu cầu thăm khám tại Phòng Khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing vui lòng đăng ký mã khám ưu tiên tại 0222 730 2022.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.