Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tiểu ra máu dù là ở bất kỳ đối tượng nào cũng cần được chú ý, đặc biệt là đi tiểu ra máu ở phụ nữ bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị sớm. Vì vậy, trong bài viết này sẽ đề cập đến các bệnh lý phổ biến gây đi tiểu ra máu cũng như cách điều trị hiệu quả nhất. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài nhé!

Đi tiểu ra máu ở nữ cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là tình trạng nước tiểu có lẫn hồng cầu khiến nước tiểu khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ như máu. Tuy nhiên, một số trường hợp tiểu ra máu không thể quan sát bằng mắt thường mà phải làm xét nghiệm mới có thể biết trong nước tiểu có máu gọi là tiểu ra máu vi thể.

Và dù như thế nào đi nữa, khi bị tiểu ra máu chị em cũng không thể chủ quan bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm cần đặc biệt chú ý như sau:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu ra máu

Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải bệnh xa lạ với nữ giới bởi do cấu trúc đường niệu đạo của nữ giới khá ngắn nên là bộ phận dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Viêm đường tiết niệu ở nữ có thể xảy ra ở niệu đạo, niệu quản, thận hay bàng quang,…

Và ngoài tình trạng đi tiểu ra máu, chị em mắc bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như tiểu buốt, tiểu rắt nhiều lần, đau khi đi tiểu,…

2. Sỏi tiết niệu khiến chị em đi tiểu ra máu

Một bệnh lý khác cũng có thể gây ra tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ có thể kể đến là sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu được hình thành do sự kết tinh tự nhiên của các tinh thể vô cơ có trong nước tiểu.

Các viên sỏi này trong quá trình theo đường nước tiểu ra ngoài sẽ ma sát, làm rách và tổn thương niêm mạc khiến các niêm mạc chảy máu sau đó đi kèm nước máu ra bên ngoài khiến chị em thấy hiện tượng tiểu ra máu.

3. Tiểu ra máu do ung thư

Theo các chuyên gia y tế, đi tiểu ra máu là dấu hiệu điển hình của các bệnh ung thư. Đây là biến chứng nặng nhất của các bệnh lý tiết niệu. Vì vậy triệu chứng của nó cũng tương tự như các bệnh viêm tiết niệu khác nhưng ở mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm hơn bao gồm cả tiểu ra máu.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân bệnh lý kể trên có thể gây tiểu ra máu, chị em cũng có thể để ý đến các nguyên nhân khác như:

  • Tiểu ra máu ở trước hoặc cuối kỳ kinh nguyệt có lẫn máu thừa từ kỳ kinh trước khiến nước tiểu có màu đỏ hồng
  • Tiểu ra máu sau khi quan hệ do quan hệ thô bạo khiến vùng kín cọ xát bị tổn thương 
  • Thường xuyên ăn lượng lớn thực phẩm có màu đỏ như củ dền, dâu đen, quả mâm xôi,…hay các loại thức ăn có nhuộm phẩm màu.
Đi tiểu ra máu ở nữ cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan

Đi tiểu ra máu ở nữ cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm không thể chủ quan

Quy trình chẩn đoán bệnh lý gây tiểu ra máu ở nữ theo tiêu chuẩn Y tế

Như đã nói, tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ có thể là do bệnh lý gây ra. Hầu hết các bệnh lý nếu không được điều trị sớm đều dễ gây ra biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể gây hạ đường huyết,…

Chính vì vậy, chẩn đoán chính xác bệnh lý để có phương pháp điều trị đúng đắn là vô cùng cần thiết. Dưới đây là quy trình chẩn đoán tình trạng tiểu ra máu ở nữ tại các cơ sở y tế uy tín, chị em có thể tham khảo thêm:

Bước 1: Khám lâm sàng, tổng quát

Bác sĩ sẽ hỏi về các tình trạng của bệnh nhân bao gồm dấu hiệu và triệu chứng với một số câu hỏi cơ bản:

  • Màu sắc và lượng nước tiểu như thế nào?
  • Có đau hay khó chịu khi đi tiểu không?
  • Có các triệu chứng khác đi kèm như sốt, đau lưng, đau bụng hay không,…

Sau khi hỏi các câu hỏi liên quan đến triệu chứng, bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh lý của bệnh nhân cũng như gia đình người bệnh:

  • Bạn có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu không?
  • Bạn có sử dụng các loại thuốc nào không?
  • Bạn có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia không?

Bước 2: Làm xét nghiệm

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết, bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu ra máu. Bởi thông qua nước tiểu, kết quả xét nghiệm có thể phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn, máu, protein hoặc các tế bào bất thường.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ hồng cầu có trong nước tiểu để xem người bệnh có mắc các bệnh liên quan đến thận hay các bệnh lý khác
  • Siêu âm: Siêu âm có thể giúp bác sĩ kiểm tra các cơ quan trong hệ tiết niệu, chẳng hạn như thận, bàng quang, niệu quản.

Ngoài ra, dựa theo kết quả của các xét nghiệm trên, nếu vẫn chưa chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bệnh nhân có thể được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp CT hay chụp MRI,…

Bước 3: Đưa ra kết luận bệnh lý

Nhờ vào kết quả từ bước khám tổng quát cũng như kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về bệnh lý đang gặp phải để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Quy trình chẩn đoán bệnh lý gây tiểu ra máu ở nữ theo tiêu chuẩn Y tế

Quy trình chẩn đoán bệnh lý gây tiểu ra máu ở nữ theo tiêu chuẩn Y tế

Bật mí cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ

Để điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ hiệu quả, người bệnh cần được điều trị từ gốc gây bệnh tức là điều trị theo nguyên nhân. Tuy nhiên hầu hết các bệnh lý gây tiểu ra máu ở nữ đều có thể điều trị bằng phương pháp dưới đây:

  • Điều trị bằng thuốc: các bệnh lý như viêm đường tiết niệu, biến chứng ung thư của viêm tiết niệu có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh làm giảm tác hại của vi khuẩn gây bệnh. Đối với sỏi tiết niệu thì các loại thuốc có tác dụng làm nhỏ viên sỏi để quá trình thải ra bên ngoài, giảm được diện tích tiếp xúc của sỏi với niêm mạc tránh tình trạng chảy máu khi tiểu
  • Điều trị bằng ZW-1001: đây là sóng tiêu viêm công nghệ cao đang được ứng dụng tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing. Phương pháp này thường được chỉ định cho các bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh điều trị nhưng không hiệu quả bởi ZW-1001 sử dụng sóng cao tần với tần số cao chiếu trực tiếp vào ổ vi khuẩn gây viêm giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.
Bật mí cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ

Bật mí cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ

Mỗi phương pháp đều có hiệu quả cũng như phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Để biết rõ bản thân phù hợp với phương pháp nào, chị em có thể đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing để được kiểm tra, tư vấn chi tiết hơn.

Trên đây là những bệnh lý phổ biến thường xảy ra khi có tình trạng đi tiểu ra máu ở phụ nữ. Chị em tuyệt đối không được chủ quan khi thấy tình trạng này xảy ra và hãy nhớ đi khám, kiểm tra ngay khi mới xuất hiện dấu hiệu bệnh. Nếu vẫn cần tư vấn thêm về các triệu chứng tương tự, cách điều trị hãy liên hệ đến hotline 0222.730.2022 để được hỗ trợ.

Rate this post
Bài viết liên quan
Khí hư có mùi hôi: Dấu hiệu bất thường
Khí hư có mùi hôi: Dấu hiệu bất thường

Khí hư là một trong những vấn đề sức khỏe phụ nữ quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Nhiều người không nhận ra rằng khí hư không chỉ đơn thuần là một phần của cơ thể mà còn phản...

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là bệnh gì và nguy hiểm không ?
Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là bệnh gì và nguy hiểm không ?

Tiểu buốt tiểu rắt ra máu ở nữ là gì, liệu có gây nguy hại không,...luôn là những vấn đề nóng được rất nhiều phái đẹp quan tâm. Bởi khi những dấu hiệu bất thường kể trên xuất hiện, cuộc...

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ có nguy hiểm hay không ?
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ có nguy hiểm hay không ?

Đi tiểu ra máu ở phụ nữ không phải là tình trạng quá hiếm gặp, nó ngày càng trở nên phổ biến và đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn liên quan...

Đăng ký khám