Viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh nên biết
- 1. Cùng tìm hiểu viêm tinh hoàn ở trẻ là gì?
- 2. 5 dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị viêm tinh hoàn
- 3. Phụ huynh chú ý 5 nguyên nhân thường gặp gây viêm tinh hoàn ở trẻ
- 4. Các cách phòng tránh viêm tinh hoàn ở trẻ phụ huynh nên tham khảo
- 5. Chữa viêm tinh hoàn cho trẻ sơ sinh tại phòng khám đa khoa Bắc Ninh
Viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là điều ít ai dám nghĩ tới. Bởi không ai nghĩ trẻ sơ sinh lại có thể mắc phải bệnh lý nguy hiểm có khả năng gây vô sinh hiếm muộn cao như thế. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây để chủ động phòng tránh cũng như bảo vệ con em mình trước bệnh lý này nhé! Sau đây các bác sĩ Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết nhất trong bài viết mời các bạn cùng theo dõi.
1. Cùng tìm hiểu viêm tinh hoàn ở trẻ là gì?
Viêm tinh hoàn là bệnh lý phổ biến ở nam giới thường xảy ra ở lứa tuổi dậy thì nên ít ai biết viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh – bệnh nam khoa cũng khá phổ biến. Bệnh lý này ở trẻ cũng là hiện tượng viêm nhiễm ở tinh hoàn do virus, vi khuẩn gây ra.
Ở trẻ, viêm tinh hoàn thường gây viêm chủ yếu ở một bên tinh hoàn. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng mà trẻ sẽ có những ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau. Nhưng dù ở mức độ nào thì phụ huynh cũng cần lưu ý để sớm có biện pháp xử lý cho trẻ tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé sau này.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. 5 dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết trẻ bị viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là điều mà trẻ không thể tự nhận biết mà cần các bậc phụ huynh lưu tâm đến những biểu hiện khác thường để đưa trẻ đi khám. Phụ huynh cần chú ý đến 5 biểu hiện sau ở trẻ, nếu thấy những triệu chứng này thì khả năng cao trẻ đã mắc viêm tinh hoàn:
- Bìu của trẻ bị sưng, phù nề, xuất hiện vết sưng đỏ và nóng rát
- Khi sờ vào tinh hoàn sẽ thấy có cục cứng và trẻ cảm thấy đau
- Trẻ đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có thể có mủ trắng gây mùi khai nồng
- Trẻ lười ăn, có thể buồn nôn và lười vận động
- Trẻ xuất hiện các cơn sốt, cơ thể mệt mỏi và giảm tập trung
5 dấu hiệu kể trên là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ mắc viêm tinh hoàn. Tuy nhiên, các triệu chứng này ở trẻ lại có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau nên rất khó để chắc chắn 100% rằng trẻ đã mắc viêm tinh hoàn. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý đến các biểu hiện lạ ở trẻ để đưa các bé đi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để có biện pháp điều trị hiệu quả.
3. Phụ huynh chú ý 5 nguyên nhân thường gặp gây viêm tinh hoàn ở trẻ
Tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là một trong những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Vì vậy, phụ huynh hãy chú ý đến 5 nguyên nhân gây viêm tinh hoàn dưới đây;
Nguyên nhân 1: Do biến chứng bệnh quai bị
Mắc viêm tinh hoàn do biến chứng của bệnh quai bị là nguyên nhân phổ biến hàng đầu bởi theo thống kê, có đến 35% trường hợp mắc viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là do quai bị gây ra. Bệnh quai bị do một loại virus có tên là Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có thể di chuyển xuống tinh hoàn của trẻ và gây ra tình trạng viêm nếu trẻ không được điều trị tốt bệnh quai bị.
Nguyên nhân 2: Biến chứng của bệnh lý tại bao quy đầu
Tình trạng hẹp/ dài bao quy đầu ở trẻ sơ sinh cũng không phải hiện tượng hiếm gặp. Khi trẻ bị các chứng này tại bao quy đầu sẽ khiến các chất cặn từ nước tiểu bị bám lại tại bao quy đầu. Các chất bẩn này tích tụ lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm tại tinh hoàn hoặc các bệnh lý tại vùng kín khác như viêm bao quy đầu, viêm bàng quang,…
Nguyên nhân 3: Phụ huynh chưa vệ sinh đúng cách cho trẻ
Ngoài việc trẻ mắc chứng dài/ hẹp bao quy đầu gây khó khăn cho việc vệ sinh vùng kín cho trẻ thì nhiều phụ huynh cũng chưa biết cách vệ sinh đúng cách cho các bé. Ví dụ như việc trẻ thường xuyên phải đóng bỉm và không được thay thường xuyên khiến các chất bẩn từ nước tiểu có cơ hội xâm nhập ngược lại vùng kín và gây viêm tinh hoàn cho các bé.
Nguyên nhân 4: Trẻ bị tổn thương vùng kín
Bị va đập trong lúc vui chơi cũng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị va đập vùng kín nhưng phụ huynh không phát hiện sớm và xử lý cho trẻ kịp thời sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, sau đó gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân 5: Do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Một số trẻ có thể bị mắc các bệnh lý tại đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm niệu đạo nhưng không được điều trị hiệu quả dẫn đến viêm nhiễm lan rộng và gây ảnh hưởng đến tinh hoàn.
4. Các cách phòng tránh viêm tinh hoàn ở trẻ phụ huynh nên tham khảo
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vì vậy các bậc phụ huynh nên tham khảo một số cách phòng tránh viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh dưới đây. Việc phòng tránh sớm giúp trẻ không gặp phải các triệu chứng khó chịu do viêm tinh hoàn gây ra cũng như giảm thiểu khả năng gặp biến chứng. Bởi sức đề kháng ở trẻ chưa được toàn diện như ở người lớn cũng như trẻ chưa có khả năng biểu đạt thông tin giúp bố mẹ nhận ra dấu hiệu bất thường ở trẻ, vậy nên việc phòng tránh sớm cho trẻ là việc mà các bậc phụ huynh nên làm.
- Phụ huynh chú ý vệ sinh vùng kín cho trẻ thường xuyên với nước sạch. Nếu trẻ còn đóng bỉm, hãy nhớ thay bỉm cho trẻ cách 2-3 giờ / lần
- Nên tiêm vacxin phòng quai bị cho trẻ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và không nên mặc đồ bó sát, đặc biệt là vùng kín
- Cho trẻ đi thăm khám định kỳ từ 3-6 tháng/ lần hoặc ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường như quấy khóc, chán ăn,…
Trường hợp khác
Đối với những trường hợp trẻ đã xuất hiện các triệu chứng bệnh và được thăm khám, phụ huynh cũng cần chú ý cách chăm sóc trẻ tại nhà như sau:
- Cho trẻ uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước do nhiễm trùng
- Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế để trẻ chơi đùa, hoạt động mạnh
- Giữ vệ sinh vùng kín cho trẻ
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hoá để trẻ bổ sung thêm dưỡng chất.
Viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có mau khỏi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của các bậc phụ huynh. Vì vậy, phụ huynh hãy tạo thói quen chăm sóc trẻ đúng cách cũng như quan tâm đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời có biện pháp xử lý. Và tuyệt đối đừng thực hiện các biện pháp chữa trị theo các bài thuốc dân gian để xử lý viêm tinh hoàn ở trẻ tránh gây nhiễm trùng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sau này.
5. Chữa viêm tinh hoàn cho trẻ sơ sinh tại phòng khám đa khoa Bắc Ninh
Tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Bắc Ninh, không gian ấm cúng và chuyên nghiệp nhưng vô cùng tận tâm, là nơi chuyên điều trị các vấn đề sức khỏe đặc biệt như viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh. Với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu, an toàn và hiệu quả.
Phòng khám được trang bị các thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo độ chính xác và hiệu suất cao trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Đội ngũ y tá và nhân viên y tế tận tâm, chu đáo, luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bố mẹ.
Đặc biệt, chúng tôi hiểu rằng việc điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ sơ sinh đòi hỏi sự nhạy bén và kỹ thuật cao từ phía bác sĩ. Chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp điều trị hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho bố mẹ để họ có thể tham gia tích cực vào quá trình chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của con.
Không chỉ là nơi cung cấp dịch vụ y tế, phòng khám còn là nơi chia sẻ thông tin và hỗ trợ tư vấn cho bố mẹ về cách chăm sóc trẻ sơ sinh một cách toàn diện. Chúng tôi tin rằng, sự hiểu biết và hỗ trợ từ phía gia đình là yếu tố quan trọng giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.