Chuyên gia giải đáp: Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em là căn bệnh không hề hiếm gặp khi tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vậy làm sao để nhận biết dấu hiệu nhận biết viêm tinh hoàn và bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không. Sau đây các bác sĩ Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh – Việt Sing sẽ đưa ra lời giải đáp chi tiết nhất trong bài viết mời các bạn cùng theo dõi.
1. Tổng quan về bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn ở trẻ em thường chỉ xuất hiện ở một trong hai vùng tinh hoàn.
và có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên nhiều cha mẹ còn chưa nhận thức được rõ các triệu chứng và mức độ nguy hiểm của viêm tinh hoàn.
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em là hiện tượng viêm nhiễm vùng tinh hoàn ở trẻ do bị virus và vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo. Lâu dần các vi khuẩn sẽ di chuyển ngược dòng lên phía trên theo đường ống dẫn tinh và lây nhiễm sang tinh hoàn và phát triển lan rộng ở vùng mào tinh hoàn.
Nhận biết triệu chứng bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em thường khá rõ ràng và đột ngột, ngay khi thấy có những triệu chứng đầu tiên thì các bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời:
- Vùng da quanh vùng bìu bị phù nề, sưng đỏ, tấy rát và nóng.
- Có cảm giác sưng, cứng và giờ vào thấy đau ở vùng tinh hoàn.
- Trẻ có hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có mùi khai nồng và có thể có máu hoặc dịch mủ.
- Trẻ bị sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi thường xuyên.
- Trẻ thấy buồn nôn, có hiện tượng chán ăn và không có sức lực.
Phân biệt viêm tinh hoàn cấp tính và mãn tính ở trẻ em
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em sẽ diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng theo từng tình trạng bệnh và triệu chứng và được chia ra thành hai dạng viêm nhiễm cấp tính và mãn tính, cụ thể là:
- Viêm tinh hoàn cấp tính
Dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ bị viêm tinh hoàn cấp tính là bộ phận sinh dục, nhất là vùng bìu có hiện tượng sưng tấy và căng bóng bất thường. Khi sờ vào sẽ thấy có một cục sưng cứng ở bên trong, có các cơn đau lan rộng từ vùng tinh hoàn xuống vùng bẹn, bụng dưới và đùi. Trong một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng ớn lạnh, buồn nôn và sốt cao…
- Viêm tinh hoàn mãn tính tính
Nếu không điều trị viêm nhiễm cấp tính đúng cách sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn mãn tính đi kèm các biểu hiện trầm trọng hơn như: vùng tinh hoàn bị sưng vù và đau nhức dữ dội, liên tục; trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, chán ăn và khó tập trung.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. [GIẢI ĐÁP] Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Về cơ bản, sức đề kháng và thể trạng sức khỏe của trẻ em yếu hơn người trưởng thành, do đó mà khi mắc bệnh viêm tinh hoàn thì trẻ sẽ có nguy cơ cao phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Thông thường, bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em – bệnh nam khoa nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì sẽ không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, từ giai đoạn cấp tính chuyển sang mãn tình thì sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị xơ hóa tinh hoàn, áp xe và rồi hoại tử tinh hoàn. Thậm chí trong một số trường hợp trẻ em mắc viêm tinh hoàn khi đã hoại tử do viêm nhiễm lan rộng thì phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tinh hoàn là gây vô sinh ở trẻ nam. Viêm tinh hoàn sẽ gây ra đau đớn tinh hoàn, lâu dần có thể làm teo tinh hoàn và gây ra ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.
3. Bác sĩ gợi ý cách điều trị bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em an toàn và hiệu quả
Hiện nay, bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em vẫn chưa có thuốc đặc trị, do đó mà cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín của trẻ, đặc biệt nếu chưa tiêm vaccine thì cần tiêm sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em hiện có thể được điều trị bằng các phương pháp sau đây:
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh như Ofloxacin, Ceftriaxone, Doxycycline để điều trị.
- Sử dụng thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm như Naproxen, Ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau và viêm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau như Paracetamol, aspirin và các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp giảm triệu chứng đau.
- Nghỉ ngơi và giữ vùng bị viêm nhiễm sạch sẽ và khô ráo có thể giúp tăng hiệu quả điều trị.
Để tăng hiệu quả điều trị, cha mẹ cần duy trì cho trẻ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng: protein, vitamin và chất khoáng cần thiết. Theo dõi các hướng dẫn vệ sinh cá nhân và vùng bị nhiễm trùng để giảm đau đớn và ngăn chặn lây lan.
Lưu ý
Và đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý rằng bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em cần được chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Ngay khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường ở vùng tính hoàn của trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.
Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing – Bắc Ninh được biết đến là cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa, trong đó có viêm tinh hoàn cho cả trẻ em và người lớn với đội ngũ bác sĩ Ngoại khoa có thâm niên cao, tận tâm với bệnh nhân và các phương pháp điều trị đảm bảo 3 yếu tố: an toàn – hiệu quả – tiết kiệm!
Để nhận ưu đãi khám chữa bệnh, vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 0222.730.2022 của Phòng khám để được tư vấn và đặt lịch hẹn khám cho trẻ sớm nhất!
4. Cha mẹ cần lưu ý phòng ngừa mắc bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em
Viêm tinh hoàn là một bệnh phổ biến ở trẻ em, và có thể được phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản. Dưới đây là một số cách phòng ngừa viêm tinh hoàn ở trẻ em được bác sĩ chuyên gia khuyến cáo, cụ thể là:
- Tiêm vắc-xin: Tiêm vắc-xin quai bị là biện pháp phòng ngừa chủ yếu để ngăn ngừa khả năng dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn. Vắc-xin quai bị thường được tiêm kết hợp với vắc-xin sởi và rubella.
- Vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh cá nhân là một yếu tố quan trọng để ngăn ngừa viêm tinh hoàn.
- Tránh tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Trẻ em nên tránh tiếp xúc với những người bị bệnh quai bị để giảm nguy cơ lây nhiễm vi-rút gây viêm tinh hoàn.
- Đảm bảo môi trường xung quanh trẻ em sạch sẽ và không có nguồn lây nhiễm vi-rút quai. Vệ sinh các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như: nơi học tập, làm việc và chơi đùa..
- Tuân thủ lịch tiêm chủng: Đảm bảo trẻ em được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin theo lịch tiêm chủng được khuyến nghị.
Bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng nếu không chữa trị đúng lúc – đúng cách sẽ dẫn đến khả năng bị vô sinh – hiếm muộn. Việc phát hiện kịp thời và đi khám bác sĩ là điều quan trọng để có hiệu quả điều trị cao nhất. Đội ngũ bác sĩ của Đa khoa Quốc tế Bắc Ninh luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc, vui lòng gọi đến số hotline 0222.730.2022 để được hỗ trợ.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.